Site icon SV368 Casino | Nhà Cái SV368.COM Đăng Ký +188k

79 năm TTXVN: Phóng viên thường trú trong cuộc chiến với bão số 3

79 năm TTXVN: Phóng viên thường trú trong cuộc chiến với bão số 3 - Ảnh 1.

Hôm nay, ngày 15/9/2024 là ngày Truyền thống của Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN), hãng Thông tấn quốc gia 79 tuổi với những thành tựu, dấu ấn tự hào. 

Trong suốt chặng đường xây dựng, phát triển, những người làm báo Thông tấn luôn có mặt tại những chiến trường ác liệt; những sự kiện chính trị quan trọng nhất của đất nước; những “điểm nóng” về dịch bệnh, thiên tai, bão lũ… Điều đó thể hiện tinh thần trách nhiệm với Đảng, Nhà nước, nhân dân và cũng là trọng trách, vinh dự lớn lao của đội ngũ phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên TTXVN trong việc truyền tải thông tin, góp phần thực hiện hiệu quả chức năng cung cấp nguồn tin chính thống, dòng tin chủ lực.

Những ngày vừa qua, cơn bão số 3 (siêu bão Yagi) với cường độ rất mạnh đã tràn vào các tỉnh miền Bắc nước ta gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Cùng với đó, hoàn lưu sau bão cũng gây lũ lụt, sạt lở nghiêm trọng. Trong thiên tai nguy cấp, cùng với các lực lượng chức năng, các phóng viên TTXVN tại các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội, Lào Cai, Hòa Bình, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Yên Bái… đã có mặt kịp thời phản ánh thông tin về hậu quả tàn khốc, những khó khăn, mất mát của người dân, cũng như nỗ lực của các cấp ủy đảng, chính quyền trong việc cứu hộ cứu nạn, chăm lo cho người dân, khắc phục hậu quả thiên tai.

Những người “đi trước về sau bão”

Bão số 3 đổ bộ vào đất liền Quảng Ninh vào 7/9, với những cơn gió mạnh cấp 14 – 15, giật cấp 16 – 17 khủng khiếp quét qua thành phố Hạ Long, nơi cơ quan thường trú TTXVN trú chân. Cuộc sống 4 ngày, 3 đêm của người Quảng Ninh bỗng chốc trở thành 3 không: không điện, không sóng di động, không internet. Với tâm thế “đi trước về sau bão”, vì mục tiêu duy trì “dòng thông tin chảy mãi”, các phóng viên TTXVN tại Quảng Ninh đã không quản vất vả, lao vào cuộc chiến với bão.

Nhà báo Vũ Văn Đức, Trưởng cơ quan thường trú tại Quảng Ninh kể lại: “Bão đổ bộ được chừng 20 phút, cảm có chút thấy an toàn, tôi và phóng viên Đức Hiếu nhanh chóng chạy xuống đường ghi hình và dẫn hiện trường ngay trước cửa trụ sở. Trong lúc dẫn hiện trường, chúng tôi miệng luôn nhắc nhau ‘chú ý an toàn’, liên tục quan sát xung quanh để tránh những tấm tôn bay trên phố. Chỉ vừa kịp kết thúc lời dẫn thì… ‘vèo’, một tấm tôn nhỏ chừng 1m2 hướng vào Hiếu đang cầm máy quay. Chỉ có phản xạ nhanh và may mắn, trong tích tắc Hiếu nhảy sát vào cửa nhà bên, miếng tôn sượt qua tai. Hai anh em hết hồn vội thu máy lên tầng 2 dựng hình, gõ tin…

Gần 2 tiếng quần thảo, sức gió bắt đầu giảm, trời ít mưa dần. Nhận được tin từ Văn phòng Tỉnh ủy có đoàn đi kiểm tra bão, hai anh em vội khoác áo mưa, lấy xe máy chạy ra ngoài. Đường đến Tỉnh ủy cách trụ sở chỉ chừng 2km, song ngổn ngang cây cối đổ gãy và sắt thép đầy nguy hiểm. Vừa đi vừa phải tránh cây đổ, luôn đề phòng vật thể bay lạ lao tới. Đang đi, bất ngờ những cơn gió cường độ mạnh lại nổi lên như muốn hất tung chúng tôi lên. Nhanh chân, chúng tôi trú tạm ở tầng hầm một khách sạn lớn bên đường và chứng kiến cảnh bão số 3 đổi hướng gió ngược trở lại với cường độ kinh khủng, hãi hùng. Giữa lúc gió bão mạnh, Đức Hiếu men theo các hiên nhà, ghi lại những khoảng khắc hung dữ của cơn bão…”

Gần 4 ngày tác nghiệp với bão trong điều kiện “3 không”, các phóng viên TTXVN tại Quảng Ninh may mắn được sự giúp đỡ, hỗ trợ của một người dân ở thành phố Hạ Long có máy phát điện công suất lớn 24/24 giờ, có wifi và hỗ trợ cả về bữa ăn. Cũng từ đó, cơ quan thường trú tạm di dời bản doanh về đây để xử lý tin, bài gửi về Tổng xã. Nhà báo Văn Đức cho biết: Những ngày trước và sau bão, công việc luôn bắt đầu từ sáng sớm và kết thúc lúc tối khuya; cá biệt ngày thứ tư sau bão (11/9), ngỡ tưởng rằng công việc dễ thở hơn thì Quảng Ninh lại phải di dời 136 hộ dân khẩn cấp trong đêm để tránh vùng nguy cơ sạt lở ở thành phố Cẩm Phả.

Không chỉ khó khăn về điều kiện tác nghiệp trong bão, phóng viên còn có nhiều nỗi lo toan khác. Xe ô tô của nữ phóng viên Thanh Vân bị chết máy khi trên đường tác nghiệp trở về nhà thì đúng lúc bão đổ bộ. Thanh Vân bỏ lại xe trên đường gần 4 ngày trong và sau bão nhưng vẫn hăng say làm việc. Quê nhà phóng viên Đức Hiếu – thị xã Quảng Yên, nơi có mẹ già cùng 2 vợ chồng người em sinh sống, bão số 3 đang tàn phá nặng nề. Chỉ biết vẻn vẹn tin ban đầu tiên là nhà, bếp của gia đình bị tốc mái hoàn toàn; nhiều ngày sau đó, thông tin bị gián đoạn, Hiếu không còn liên lạc được với mẹ và các em. Trong lúc ấy, Quảng Yên là địa phương chịu nhiều thiệt hại nặng nề nhất trong bão, khiến Đức Hiếu không thể không lo âu, bồn chồn. Song, nhiệm vụ là trên hết, phóng viên thường trú gạt nỗi lo ấy giành trọn thời gian, sức lực cho vào những dòng tin, bức ảnh, thước phim gửi về Tổng xã. “Ngày thứ tư sau bão, thông tin liên lạc thông suốt, được Trưởng cơ quan thường trú đồng ý cho nghỉ về giúp đỡ gia đình nhưng Đức Hiếu vẫn nán lại nửa ngày cùng cơ quan khắc phục hậu quả, dọn dẹp trụ sở, xử lý nước sinh hoạt đảm bảo vệ sinh…”, nhà báo Vũ Văn Đức cho biết.

Còn ở Hải Phòng, nhà báo Nguyễn Thị Minh Huệ, Trưởng cơ quan thường trú TTXVN cho biết: Mỗi lần cập nhật thông tin cơn bão số 3 mạnh hơn với sức càn quét dữ dội hơn là một lần phóng viên lại lên “dây cót” chạy đua với thời gian, chạy đua ứng phó với tình hình để làm sao cập nhật thông tin thật nhanh 3 loại hình để gửi về Tổng xã. Trong điều kiện điện mất, nước mất, sóng mất, mỗi phóng viên phải linh hoạt vượt gió, lội nước tìm điểm gần nhất có phát máy nổ để tìm kiếm chút sóng yếu ớt.

Kể lại những khó khăn khi tác nghiệp trong bão số 3, phóng viên Minh Thu (Cơ quan thường trú Hải Phòng) chia sẻ: “Trong thời gian tác nghiệp trước và sau bão, phương tiện tôi sử dụng chủ yếu là xe máy để cơ động, linh hoạt trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, đường phố ngập lụt, cây đổ ngổn ngang. Những lúc đi trong biển nước mênh mông, gió hun hút đẩy tôi nghiêng ngả trên chiếc xe, tôi luôn nghĩ đến những cán bộ, chiến sỹ công an, quân đội, các lực lượng tham gia phòng, chống bão không quản ngày đêm dầm mình trong mưa bão bảo vệ người dân, bảo vệ thành phố an toàn. Với động lực ấy tôi đã cố gắng đi nhiều nhất có thể, phỏng vấn nhiều người nhất có thể để chụp lại, để ghi lại những ngày không thể nào quên của thành phố, của đất nước, góp phần nhỏ bé đưa thông tin lên các sản phẩm thông tin của TTXVN, lan tỏa tinh thần kiên cường, sức sống mãnh liệt và tinh thần tương thân tương ái của người dân thành phố Cảng; sự chia sẻ, chung tay của người dân cả nước với mong ước thành phố phục hồi mạnh mẽ sau bão”.

Trách nhiệm, lăn xả, không lùi bước

Lào Cai chưa bao giờ phải chịu thiệt hại nặng bởi bão lũ như những ngày qua. Đặc biệt, tại vùng “rốn lũ” làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã 4 ngày qua vẫn bao trùm màu tang tóc.

Trở về sau chuyến đi tới làng Nủ, phóng viên Lục Hương Thu, cơ quan thường trú tại Lào Cai vẫn chưa hết bàng hoàng vì những gì mắt thấy, tai nghe, chị nói trong cảm xúc: Chỉ trong vòng 3 phút sau tiếng nổ lớn, 6 giờ sáng 10/9, một quả ‘bom nước’ đã biến làng quê người Tày yên bình với tiếng mõ trâu lốc cốc mỗi chiều thành bình địa. Cái chết ập đến khi những đứa trẻ chưa tròn giấc ngủ, khi những người lớn còn vướng mối bận tâm mong trời mau sáng để dọn dẹp nhà cửa, kiểm tra đồng ruộng vì lo nước lũ… Tất cả giờ chỉ còn là nỗi ám ảnh, nỗi đau xé lòng với người ở lại. Những ánh mắt đỏ hoe, thất thần. Những chuyến xe chở áo quan vẫn được tập kết về đây trong tiếng khóc tang thương. Những cái tên lần lượt được gào lên bởi người thân của nạn nhân. Mỗi khi lực lượng tìm thấy thêm một thi thể, nhiều người lại nuôi hi vọng đó là người thân của mình. Dưới lớp bùn dầy, các lực lượng chức năng vẫn miệt mài dò từng mét đất, bới từng gốc cây, ở bất cứ vị trí nào có thể. Mỗi khi thi thể được phát hiện, những tiếng nấc lại vang lên.

Nhưng vẫn còn đó những phép màu khi 11 người được cho là mất tích đã trở về địa phương. Rất nhiều đoàn thiện nguyện, các tổ chức, cá nhân đến từ mọi miền Tổ quốc đã có mặt động viên hỗ trợ nhân dân kịp thời. Nhà nước cũng đã khẩn trương lên phương án tổ chức tái định cư cho người dân sau lũ. Làng Nủ với sự quan tâm hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, các cơ quan đoàn thể, tổ chức, cá nhân rồi sẽ được hồi sinh và nhanh chóng tái thiết. Cái tên Làng Nủ thành một biểu tượng cho nỗi đau chung của cả nước bởi mất mát quá lớn do thiên tai.

Phóng viên Hương Thu chia sẻ: “Chúng tôi rất tâm trạng khi vào hiện trường, nhưng nỗi đau mất mát càng thôi thúc chúng tôi không được lùi bước. Phóng viên cơ quan thường trú khi di chuyển qua các cung đường núi luôn thường trực nỗi lo sạt lở bất ngờ. Mỗi lần đi qua điểm sạt là phải cẩn thận ngước lên nhìn hiện trạng, nếu thấy ổn mới tiếp tục đi qua”.

Tại Hòa Bình, cơn bão số 3 đã gây ra thiệt hại nặng nền về người và tài sản của người dân, toàn tỉnh có 7 người chết, 2 người bị thương; hơn 6.700ha lúa, hoa màu bị gãy đổ. Trong mưa bão, lũ lụt, đòi hỏi người phóng viên nỗ lực, chịu khó, chịu khổ, chịu bám sát địa bàn chặt chẽ hơn để tác nghiệp đưa được những dòng thông tin, ảnh, video nhanh, chính xác về tình hình thiệt hại, công tác khắc phục hậu quả, tìm kiếm người bị nạn.

Nhà báo Bùi Thanh Hải, Trưởng cơ quan thường trú Hòa Bình nói: Mỗi khi có đợt mưa bão, các phóng viên thường trú luôn phải túc trực tại cơ quan 24/24 giờ, bám sát thông tin từ nhiều nguồn tin, qua chính quyền địa phương đến người dân cung cấp. Đến nay, tại Hòa Bình có 2 vụ sạt lở nghiêm trọng ở huyện Đà Bắc, Kim Bôi. Việc sạt lở dẫn đến hậu quả nghiêm trọng thường bất ngờ và vào thời gian diễn ra lúc nửa đêm. Do đó, phóng viên tiếp cận hiện trường phải chủ động, linh hoạt trong từng tình huống; phải canh chừng cho nhau để đảm bảo an toàn và giữ gìn, bảo quản tốt trang thiết bị tác nghiệp…

“Trong chuyến đi tác nghiệp tại xóm Má Mư, xã Cuối Hạ, huyện Kim Bôi, khi chúng tôi di chuyển xe đến gần điểm bị sạt lở, gặp cảnh tượng nước xối xả đổ trên những con đồi chảy xuống đường, làm xe chồng chềnh không thể di chuyển nhanh được. Khi tiếp cận được hiện trường cảnh tượng gần nửa quả đồi sụp, trượt sạt vào nhà hộ dân càng làm không gian nơi đây trở nên ớn lạnh, hoang tàn hơn. Trong khi tác nghiệp tại hiện trường, tôi luôn phải ‘gào’ lên để nhắc nhở phóng viên Lưu Trọng Đạt không vào tác nghiệp sâu trong vùng nguy hiểm tại điểm sạt lở. Vì để có được những hình ảnh cận cảnh nhất, phóng viên Trọng Đạt thường hay dấn thân, say nghề, mà quên việc đảm bảo an toàn cho bản thân mình”, nhà báo Thanh Hải kể lại.

Do ảnh hưởng trực tiếp của bão số 3, từ chiều tối 9/9, thành phố Yên Bái đã hứng chịu trận mưa lớn kéo dài, gây ngập lụt nghiêm trọng nhiều tuyến phố và khu dân cư. Nhà báo Đỗ Tuấn Anh, Trưởng cơ quan thường trú tại Yên Bái cho biết: “Trong những ngày mưa bão, dù có khó khăn, vất vả trong việc di chuyển do ngập lụt, giao thông bị chia cắt, cơ quan thường trú mất điện, không có sóng điện thoại và Internet, nhưng các phóng viên cơ quan thường trú vẫn cố gắng khắc phục bằng mọi cách để có thông tin sớm nhất về những thiệt hại của người dân, công tác khắc phục, những nỗ lực của chính quyền địa phương trong việc cứu trợ người dân… Trong quá trình tác nghiệp, có lúc nước mắt tôi đã rơi khi liên tục chứng kiến những mất mát, thiệt hại về người và tài sản mà bà con gánh chịu trong mưa lũ… Nỗi buồn, nỗi đau ấy tôi sẽ mãi không bao giờ quên”.

Trách nhiệm, lăn xả, không lùi bước trước khó khăn đó là “thương hiệu” của phóng viên trong ngôi nhà Thông tấn. Có những tấm gương hy sinh quên mình của những nhà báo thông tấn tác nghiệp trong bão lũ, đó là phóng viên Đinh Hữu Dư, cơ quan thường trú TTXVN tại Yên Bái đã bị lũ cuốn trôi khi đang tác nghiệp tại cầu Ngòi Thia, Nghĩa Lộ ngày 11/10/2017. Sự hy sinh của Dư, cũng như những nỗi vất vả, khó khăn của các phóng viên TTXVN đã góp phần giữ vững vị thế chủ lưu trong dòng chảy thời cuộc. Vững vàng trên nền tảng của một cơ quan thông tấn ba lần được phong tặng danh hiệu Anh hùng cả trong thời kỳ giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, TTXVN luôn tự tin, bản lĩnh trên mặt trận thông tin.

Exit mobile version
Chuyển đến thanh công cụ