Site icon SV368 Casino | Nhà Cái SV368.COM Đăng Ký +188k

“Cú hích” Doraemon với truyện tranh Việt Nam

"Cú hích" Doraemon với truyện tranh Việt Nam - Ảnh 1.

Triển lãm Từ Đôrêmon tới Doraemon

Triển lãm do Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, NXB Kim Đồng và Lân Tinh Foundation phối hợp tổ chức.

Giám tuyển triển lãm, nhà nghiên cứu ChuKim, đã tạo ra một không gian để các thế hệ độc giả yêu mến Doraemon có thể cùng nhìn lại quá khứ, từ những ngày tháng tuổi thơ đến hiện tại trưởng thành, khi chú mèo máy vẫn là biểu tượng quen thuộc trong ký ức của mỗi người.

Để hiểu thêm hành trình văn hóa kéo dài hơn 30 năm của Doraemon ở Việt Nam, Thể thao và Văn hóa (TTXVN) có cuộc trò chuyện với giám tuyển của triển lãm -nhà nghiên cứu ChuKim.

30 năm, một hành trình

* Xin anh cho biết triển lãm này được xuất phát từ ý tưởng như thế nào?

– Đã hơn ba thập niên trôi qua kể từ năm 1992, NXB Kim Đồng dưới sự dẫn dắt của cố giám đốc Nguyễn Thắng Vu, cho trình làng Đôrêmon (tên tiếng Việt lúc bấy giờ của Doraemon), bộ truyện tranh Nhật Bản của tác giả Fujiko F. Fujio vốn đã lừng danh khắp châu Á từ những năm đầu thập niên 1970.

Ngay lập tức, bộ truyện đã tạo tiếng vang lớn trên khắp cả nước. Số lượng in lên đến hàng chục vạn bản mỗi tập, tiến độ ra tập mới đều đặn hằng tuần, hệ thống phân phối sôi nổi từ Nam ra Bắc, người lớn trẻ con luôn mong ngóng đến ngày các điểm phát hành của NXB Kim Đồng bày bán tập tiếp theo.

Và như thế, chú mèo máy thông minh đã trở thành người bạn thân thiết của trẻ em và phụ huynh Việt Nam. Khởi đầu từ thế hệ sinh ra trong thập niên 1980 và lớn lên trong thập niên 1990, những đứa trẻ chúng ta ngày ấy và cả bây giờ đã cùng nhau chia sẻ một trong những ký ức tập thể tiếp theo của xã hội Việt Nam qua những câu chuyện dí dỏm, nhẹ nhàng mà cảm động về nhóm bạn học sinh cùng chú mèo máy Doraemon ở nước Nhật xa xôi.

Đó chính là lý do triển lãm này được tổ chức để nhìn lại hành trình của chú mèo máy thông minh ở nước ta trong suốt hơn 30 năm qua, khi chúng tôi giờ đây ở cương vị những người trưởng thành tiếp tục ngắm nhìn đám trẻ ngày nay say sưa yêu thích Doraemon. Một lần nữa, các thế hệ bạn đọc yêu thích Doraemon ở Việt Nam lại có dịp nhìn vào ngăn kéo bàn học, để thấy chú mèo máy đến từ tương lai vẫn ở đó, bên những đổi thay của cuộc đời mỗi chúng ta.

* Với một hành trìnhhơn 30 năm, “Doraemon” ở Việt Nam đã thay đổi như thế nào, thưa anh?

– Đó là hành trình từ ấn bản Đôrêmon không bản quyền năm 1992 với hình thức độc nhất vô nhị và nội dung được biên tập để phù hợp với tâm tư và nhận thức của bạn đọc trong những năm đầu mở cửa. Sau đó, là ấn bản Đôrêmon có bản quyền năm 1998 với nội dung hòa hợp giữa tinh thần của bản 1992 và bản gốc đem đến ấn tượng mới mẻ về sự tôn trọng sản phẩm trí tuệ. Và đến ấn bản Doraemon từ năm 2010 trở về sau sát với bản gốc đã đưa trải nghiệm của độc giả Việt Nam tiệm cận với trải nghiệm của cộng đồng hâm mộ Doraemon trên toàn cầu.

Có thể nói bộ manga (truyện tranh Nhật Bản) Doraemon chính là một đại diện tiêu biểu cho quá trình phát triển và hội nhập của ngành xuất bản truyện tranh Việt Nam nói riêng, toàn cảnh văn hóa đại chúng Việt Nam nói chung.

* Rõ ràng, hành trình của bộ truyện này ở Việt Nam đã có nhiều thay đổi từ phiên bản Việt hóa đầu tiên cho đến những phiên bản bám sát nguyên tác sau này. Theo anh sự thay đổi của từng phiên bản từ “Đôrêmon” tới “Doraemon” phản ánh điều gì?

– Năm 1992 khi Doraemon lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam với phiên bản Đôrêmon rơi vào thời điểm những năm đầu đổi mới và mở cửa của nước ta. Phiên bản Việt hóa này xuất hiện có lý do của nó.

Thời điểm những năm đầu của thập niên 1990 ở Việt Nam, ngoại ngữ chưa thông dụng, trẻ em chưa được tiếp xúc nhiều với văn hóa nước ngoài. Thực tế này là một rào cản, nếu giữ nguyên bộ truyện với tên nước ngoài là Doraemon sẽ gây ra trở ngại trong việc tiếp nhận. Do đó, NXB Kim Đồng đã quyết định Việt hóa tên bộ truyện là Đôrêmon, nội dung cũng được biên tập sao cho phù hợp với nhận thức của xã hội lúc đó. Chưa kể, ở thời điểm này, phụ huynh (thuộc thế hệ 4X – 6X) là những người trả tiền để mua truyện cho con (thế hệ 8X – 9X) là nhóm độc giả rất khó tính, nghiêm ngặt.

Việc giữ nguyên nội dung và hình thức của Doraemon như bản gốc sẽ tạo ra một khoảng cách giữa 2 nền văn hóa Việt – Nhật, dễ gây ra phản ứng trong quá trình tiếp nhận của độc giả. Thực tế, khi Doraemon xuất hiện ở Việt Nam đã có những phản ứng ban đầu, nhưng cách làm Việt hóa đã giúp bộ truyện trở nên gần gũi, phù hợp hơn với bối cảnh xã hội khi đó, làm nhẹ đi những khác biệt trong văn hóa và giáo dục giữa Việt Nam – Nhật Bản.

Ví dụ đến tận bây giờ, chúng ta vẫn tranh cãi về những cảnh bạo lực có trong bộ truyện. Như vậy, giữ đúng nguyên tác vào thời điểm năm 1992, bộ truyện sẽ khó được tiếp nhận ở Việt Nam.

Đến năm 1998, Doraemon ở Việt Nam có thêm bước tiến khi NXB Kim Đồng và NXB Shogakukan (Nhật Bản) hoàn tất thủ tục ký kết bản quyền xuất bản bộ truyện tranh này. Đôrêmon được tái bản lần thứ nhất, trở thành bộ truyện tranh ngoại nhập đầu tiên có bản quyền ở Việt Nam. Lần in này sử dụng tranh bìa theo bản gốc tiếng Nhật, giữ tên truyện và nhân vật theo bản in năm 1992.

Đáng nói ở bản 1998, NXB Shogakukan đồng ý cho bộ truyện được giữ lại theo bản Việt hóa năm 1992 là Đôrêmon và hình thức cho phép đọc từ trái sang phải. Đây là một động thái rất thiện chí để tạo ra dịch chuyển dần dần đối với sự tiếp nhận của độc giả. Bởi, độc giả Việt Nam ở thời điểm này vẫn đang quen và ấn tượng với phiên bản Đôrêmon từ nhiều năm trước. Nếu thay đổi ngay lập tức trở về với nguyên tác sẽ có thể gây ra hiệu ứng không tốt.

Sang đến phiên bản từ năm 2010, thời điểm này Doraemon đã xuất hiện ở Việt Nam 12 năm. Sau một thời gian đủ dài, nhận thức và yêu cầu của độc giả cũng đã thay đổi, đã đến lúc bộ truyện phải được tiệm cận với nguyên tác cùng hình thức đọc từ phải sang trái. Đây là hành động cần thiết để đồng nhất trải nghiệm của độc giả Việt Nam với cộng đồng đọc Doraemon trên toàn thế giới.

Tạo ra một cú hích

* Theo anh, sự thay đổi của “Doraemon” ở Việt Nam qua từng giai đoạn đã có những tác động như thế nào đối với sự tiếp nhận của độc giả, rộng ra là nhận thức xã hội qua từng thời kỳ?

– Truyện tranh xuất bản ở giai đoạn những năm 1990 hầu hết đều trong tình trạng không có bản quyền, với sự tham gia của rất nhiều nhà xuất bản trên khắp cả nước.

Đến năm 2004, Việt Nam chính thức gia nhập Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật. Trước đó, hoạt động xuất bản có bản quyền lần đầu tiên ở Việt Nam xuất hiện chính từ bộ Đôrêmon năm 1998 của NXB Kim Đồng ký kết bản quyền với NXB Shogakukan, trước cả khi Việt Nam gia nhập Công ước Berne đến tận 6 năm. Đây có thể nói là một dấu mốc đi trước thời đại của NXB Kim Đồng dưới sự dẫn dắt của giám đốc Nguyễn Thắng Vu.

Từ giai đoạn này, trước những yêu cầu của độc giả và pháp lý, khiến cho hoạt động biên tập và xuất bản truyện tranh ngoại nhập ở Việt Nam trở nên chuyên nghiệp hơn. Đó là, đầy đủ và lớp lang về quy trình, xử lý mỹ thuật có thẩm mỹ, dịch thuật tôn trọng nội dung nguyên tác theo yêu cầu của đơn vị nắm bản quyền. Như vậy mọi thứ đều tốt lên nhờ những quy định về bản quyền, từ nhận thức của độc giả cho đến các hoạt động chuyên môn của công tác xuất bản truyện tranh.

* Với những tác động rõ rệt như thế, theo anh hành trình “Doraemon” có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của ngành xuất bản truyện tranh ở Việt Nam?

– Nó tạo ra một cú hích cho thị trường xuất bản Việt Nam. Trướckhi bộ truyện Đôrêmon xuất hiện, tình trạng sách bán được không mấy khởi sắc. Nhưng, từ khi bộ truyện này được giới thiệu đã nhanh chóng kéo độc giả trở lại với ngành xuất bản, kích thích họ quan tâm hơn đến thị trường sách.

Bởi khi một đơn vị xuất bản đã làm thành công một xuất bản phẩm, thì khi họ ra các sản phẩm tiếp theo sẽ khiến khách hàng tò mò. Cũng từ sự thành công này, những đơn vị cùng ngành cũng sẽ bắt đầu làm theo, bắt đầu phát triển các sản phẩm của riêng mình để cạnh tranh. Như vậy từ một ấn bản thành công sẽ kích thích cả ngành xuất bản đi lên, kéo theo cả văn hóa đọc cũng được cải thiện đáng kể.

Tất nhiên riêng với trường hợp của truyện tranh, vẫn sẽ còn những tranh cãi khác nhau về tác động đối với trẻ em. Những tranh cãi này không thể tránh khỏi như một tất yếu, thời nào cũng có. Nhưng có thể chắc chắn một điều rằng, đã là trẻ em thường sẽ thích đọc truyện tranh, điều này sẽ không bao giờ thay đổi. Ví như những đứa trẻ lớn lên ở thế hệ những năm 1990 như tôi đến giờ vẫn thích đọc truyện tranh.

Sau này, tôi nhận ra truyện tranh không phải chỉ có truyện cho trẻ em đọc, mà có cả truyện cho người trưởng thành. Nó là một bộ môn nghệ thuật thực sự.

* Trở lại với “Doraemon” ở Việt Nam, theo anh sức sống của bộ truyện này ở hiện tại và tương lai sẽ như thế nào?

– Hiện tại nó vẫn đang là một sản phẩm best-seller, còn trong tương lai rất khó nói. Bởi ở thời điểm những năm 1990 hoặc những năm 2000, những dự đoán về tương lai của bộ truyện vẫn là viễn tưởng, nhưng hiện nay có rất nhiều bảo bối không còn là viễn tưởng nữa, như điện thoại video, máy sáng tác truyện tranh… Có rất nhiều bảo bối đã trở thành hiện thực. Như vậy, liệu sức hấp dẫn của bộ truyện đối với thế hệ trẻ em về sau còn không hay sẽ bị giảm sút?

Có điều ởDoraemon không đơn thuần chỉ có câu chuyện về khoa học viễn tưởng, mà nó còn có những câu chuyện có giá trị nghệ thuật, giá trị giáo dục.

* Cảm ơn anh về cuộc trò chuyện!

ChuKim tên trong giấy tờ là Nguyễn Anh Tuấn, sinh năm 1988, vốn là một kiến trúc sư. Anh đồng thời là nhà nghiên cứu về truyện tranh và là tác giả của bộ ba tiểu luận về truyện tranh ở Việt Nam. Anh còn được biết đến với vai trò một người sáng tác thơ, tản văn, truyện ngắn…

Exit mobile version
Chuyển đến thanh công cụ