Site icon SV368 Casino | Nhà Cái SV368.COM Đăng Ký +188k

Góc nhìn 365: 10 ngày sau “siêu bão”

Góc nhìn 365: 10 ngày sau "siêu bão" - Ảnh 1.

Cơn mưa lớn bất ngờ vào sáng qua 16/9 đã khiến nhiều nơi tại Hà Nội ngập nặng. Để rồi, như một diễn biến tâm lý tự nhiên, chúng ta lập tức lên mạng, tra cứu dự báo thời tiết và cùng hỏi nhau: Tới cuối năm, liệu có thêm những trận bão nào?

Mới 10 hôm trước (7/9), cơn bão lịch sử Yagi vừa bắt đầu quét qua Hà Nội và các tỉnh phía Bắc – để rồi dư âm của nó vẫn kéo dài tới những ngày này.

Nhìn lại, 10 ngày qua là chuỗi ngày buồn của chúng ta khi chứng kiến tình cảnh bão lũ ở nhiều tỉnh thành. Từng ngày, thống kê về thiệt hại sau bão Yagi đều đặn được cập nhật và vẫn chưa thể dừng lại ở con số cuối cùng.

Trong khi đó, những câu chuyện đau xót tại làng Nủ (Lào Cai), cầu Phong Châu (Phú Thọ), bản Tát, thôn Yên Phú, xã Châu Quế Hạ (đều thuộc Yên Bái) hay chiếc xe khách bị vùi lấp ở Cao Bằng đã trở nên quen thuộc với người dân cả nước. Bởi, chúng gắn với nỗi đau chung.

Và, 10 ngày qua cũng là thời điểm toàn bộ hệ thống chính trị, chính quyền các cấp và nhân dân cùng nỗ lực, đồng lòng san sẻ với những mất mát của bà con vùng bão lũ – với vô vàn nghĩa cử cao đẹp. Thậm chí là cả những hy sinh, nhường nhịn theo đúng nghĩa đen, thấm đượm nghĩa đồng bào.

Như những gì vẫn thường thấy sau mỗi lần bão đổ bộ vào Việt Nam, đó là hàng trăm chương trình thiện nguyện được phát động trên cả nước, là những món tiền và kiện hàng liên tục được chuyển tới các địa phương đang gặp nạn, là những dòng người tình nguyện từ miền Nam, miền Trung và cả Tây Nguyên cùng lặn lội lên đường để trực tiếp hỗ trợ đồng bào miền Bắc.

Để rồi, cũng như mọi lần, trên cái nền chung ấy không hề thiếu những câu chuyện nhỏ của từng cá nhân, nhưng đủ khiến chúng ta ấm lòng.

Một GS lớn tuổi tại TP.HCM không ngần ngại mang toàn bộ số tiền “dưỡng già” dành dụm sau nhiều năm làm nghề để gửi ra miền Bắc. Một người bán vé số tại Quảng Trị, với đôi tay tàn tật và bước chân khó nhọc, tìm tới điểm quyên góp để san sẻ số tiền ít ỏi của mình. Rồi gần nhất, vài ngày qua, không ít người xúc động trước bức ảnh cô bé lớp 2 Thiên An tại Bình Dương, với xấp tiền lẻ để dành (hơn 200 ngàn đồng) trên tay và đôi mắt rơm rớm vì “gặp trục trặc” trong việc ủng hộ người dân phía Bắc”. (Tất nhiên, tâm nguyện của An sau đó được đáp ứng).

Và cũng rất đáng quý, chúng ta còn bắt gặp sự đồng cảm – và đồng điệu – giữa chính những người đang cùng chung hành trình sẻ chia. Đó là câu chuyện của chàng thanh niên Tăng Kiến Triết (Vũng Tàu) với “sự cố” kỹ thuật chuyển nhầm 2 lần tiền vào tài khoản cứu trợ. Để rồi, khi những khoản tiền “san sẻ” với anh được cộng đồng tự ý chuyển tới, một cái kết đẹp được đưa ra: Triết xin phép chuyển tiếp toàn bộ số tiền cho quỹ.

Cuối cùng, nếu những câu chuyện ấy chưa đủ thuyết phục, xin chọn thêm một ví dụ mà chắc hẳn nhiều người đã gặp: Ít ngày trước, khi hỏi phí để gửi vài thùng hàng cứu trợ theo xe khách lên một trường vùng cao, người viết nhận về lời đáp đơn giản: “Hàng cứu trợ, khỏi trả tiền”.

***

Bão lũ vào dịp Hè vắt sang đầu Thu, đó là câu chuyện không lạ ở Việt Nam. Và xa hơn, đó vẫn là những gì diễn ra trong suốt nhiều thế kỷ qua, do những đặc thù về địa lý và khí hậu.

Nhưng một cách tự nhiên, quen đến mấy, cứ mỗi lần bão về, người Việt Nam vẫn luôn tràn đầy sự xót xa, thương cảm với những đồng bào gặp nạn. Trăm lần như một – chúng ta không bao giờ vô cảm và không thiếu những tấm lòng sẵn sàng san sẻ, giúp đỡ nhau một cách tự nhiên, như phải thế và vẫn thế.

Sau bão luôn là nước mắt, và trong nước mắt là tình người. Vòng quay thường niên ấy vừa bắt đầu trong năm nay.

Exit mobile version
Chuyển đến thanh công cụ